KWH LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Ngày đăng: 29/09/2015 03:20 PM

    1. Thế nào là 1 kWh?

    Một kilowatt-giờ (kWh) là một đơn vị thước đo lượng năng lượng điện mà bạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho phép bạn biết được số tiền điện mà bạn phải trả cho mỗi tháng là bao nhiêu, đơn giản là vì công ty điện lực sẽ gửi hoá đơn thanh toán tiền điện cho bạn trên cơ sở chi phí cho mỗi kWh.

    Dưới đây là cách tính chi tiết:

    Mỗi thiết bị sẽ có một mức tiêu thụ năng lượng điện nhất định của nó.

    Ví dụ: một chiếc đèn LED pha năng lượng mặt trời có mức độ tiêu thụ năng lượng là 100 watt  hoặc 0.1 kilowatt. (1 kilowatt = 1000 watt). Giả sử bạn sử dụng đèn LED pha để chiếu sáng trong 10 giờ đồng hồ ban đêm thì cách tính tổng năng lượng điện tiêu thụ trong trường hợp này là: 0,1 x 10 = 1 kilowatt-giờ (kWh).

    Tóm lại, để có thể tính được mức tiêu thụ điện mỗi ngày của một thiết bị điện A nào đó, bạn đơn giản chỉ cần lấy số giờ sử dụng thiết bị A trong ngày “nhân” với công suất định mức của thiết bị A.

    2. Cách tính chi phí tiền điện trên mỗi kWh

    Các nhà cung cấp điện theo dõi việc sử dụng của bạn bằng một chiếc đồng hồ điện và sau đó tính hóa đơn tiền điện cho bạn dựa trên tổng số kilowatt-giờ tiêu thụ.

    Theo thông tin mới nhất tại Việt Nam, thì giá bán điện bình quân là 1.864 đồng/kWh (chưa VAT). Tuy nhiên đây chỉ là giá trung bình nên còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, dung lượng tiêu thụ điện của mỗi gia đình khác nhau sẽ có mức giá điện khác nhau.

    Khi lượng điện tiêu thụ hàng tháng của nhà bạn tăng lên đồng nghĩa chi phí cho mỗi kWh cũng sẽ tăng lên. Có thể bạn sẽ thường xuyên bắt gặp việc tăng giá điện thì nguyên nhân chủ yếu là do lượng điện tiêu thụ tại thời điểm đó tăng vọt.

    Các bạn cũng có thể thường xuyên cập nhật tin tức và giá điện trên website của nhà cung cấp điện.

    Ngoài ra, có một cách để bạn tính mức chi phí trung bình mỗi kWh dựa trên hoá đơn tiền điện của bạn bằng cách lấy tổng tiền trên hoá đơn tiền điện (trước thuế VAT) “chia” cho tổng số kWh tiêu thụ của tháng đó.

    Ví dụ: Hoá đơn tiền điện nhà bạn là 500.000 đồng và lượng tiêu thụ điện trong tháng đó là 278 kWh. Áp dụng phép toán trên sẽ là “500.000 : 278 = 1.799 đồng/kWh”. Như vậy chi phí trung bình cho mỗi kWh trong tháng đó là 1.799 đồng.

    Bằng cách áp dụng 2 công thức nêu trên bạn có thể tính được mỗi thiết bị trong nhà bạn hàng tháng tiêu tốn bao nhiêu chi phí tiền điện một cách đơn giản phải không?

    3. Sự khác nhau giữa kW & kWh:

    Rất nhiều người, kể cả các chuyên gia, chưa hiểu đầy đủ về sự khác biệt giữa kW và kWh. Thoạt nhìn thì 2 đơn vị đo âm thanh giống nhau, nhưng chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính là yếu tố thời gian.

    Kilowatt (kW) được đại diện bởi một chữ cái viết thường ‘k’ và một chữ cái viết hoa ‘W’ là một thước đo sức mạnh. ‘K’ Viết là viết tắt của‘ kilo’, có nghĩa là 1000. Do đó, một kilowatt (kW) là 1000 watt. Công suất mà thiết bị sử dụng tại một thời điểm nhất định được đo bằng kilowatt (kW).

    TRONG KHI:

    Kilowatt-giờ được biểu thị bằng chữ thường ‘k’, chữ hoa ‘W’ và chữ thường ‘h’ là một thước đo năng lượng, là một đơn vị 1kW tiêu thụ trong một giờ. Lượng năng lượng mà một thiết bị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định được đo bằng kilowatt-giờ (kWh). Ví dụ: nếu bạn sử dụng bóng đèn 100W trong 6 giờ mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nó tiêu thụ (6 * 100 = 600W) / 1000 = 0,6kWh. Do đó, nó tiêu thụ 0,6kW mỗi giờ.

    4. Đơn vị kWh trong hệ thống năng lượng mặt trời

    Hiểu nôm na kilowatt-giờ là “chìa khoá” để bạn có thể thiết lập một hệ thống năng lượng mặt trời thích hợp nhất cho gia đình bạn.

    Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì nếu không xác định được số kWh để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện của bạn thì sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối như hệ thống năng lượng mặt trời bạn lắp đặt không cung cấp đủ lượng điện mà bạn cần hoặc quá dư thừa dẫn đến việc lãng phí.

    Cho nên, điều đầu tiên và cần thiết khi bạn muốn lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời là phải xác định được mức sử dụng điện (số kWh tiêu thụ) của gia đình bạn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định được quy mô hệ thống bạn cần lắp đặt.

    5. Tại sao việc tính toán kWh cực kỳ quan trọng đối với điện độc lập?

    Khi bạn kết nối hệ thống điện hoà lưới, việc tìm kiếm tất cả những thông tin này rất đơn giản, chỉ cần lấy hoá đơn tiền điện của tháng gần nhất. Điều này, giúp bạn dễ dàng tính toán được kích cỡ của hệ thống năng lượng mặt trời.

    Nhưng hệ thống điện độc lập lại khác

    Khi bạn dùng mạng điện độc lập, bạn hầu như sẽ không có được những con số cơ sở về mức tiêu thụ điện của bạn. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ngồi liệt kê ra giấy những sự đánh giá, những danh sách các thiết bị và phải ước tính xem mỗi ngày phải sử dụng chúng bao nhiêu thời gian.

    Việc tính toán kWh mỗi ngày là vô cùng cần thiết để giúp bạn có thể xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp điện độc lập cho ngôi nhà bạn.

    Nên theo dõi nhu cầu sử dụng điện của bạn hàng ngày để có thể lưu trữ điện năng đủ cho những sinh hoạt của gia đình trong trường hợp có bất kì vấn đề phát sinh nào xảy ra (thời tiết khắc nghiệt hoặc thiết bị gặp trục trặc…)

    Thông thường, mọi người có xu hướng dự trữ điện cho một ngày để phát điện dự phòng. Nhưng nếu bạn muốn yên tâm hơn thì có thể lên kế hoạch dự trữ điện với dung lượng nhiều hơn tuy nhu cầu mỗi người.

    Để có thể ước tính được mức tiêu thụ điện mỗi ngày, bạn hãy tính toán kWh của từng thiết bị trong gia đình bạn theo cách tính ở trên. Để từ đó, có những kế hoạch tích trữ năng lượng điện cụ thể và hợp lý nhất.

    Sau khi đã tính toán được mức kWh tiêu thụ hàng ngày của gia đình, bạn có thể tính toán được công suất tối thiểu (A-min) cho hệ thống năng lượng mặt trời độc lập như sau:

    A-min = “Số kWh điện tiêu thụ mỗi ngày” ÷ “Số giờ chiếu sáng của mặt trời” ÷ “hiệu suất tấm pin mặt trời”

    6. Hệ thống điện mặt trời hoà lưới và độc lập

    Hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới có thời gian hoàn vốn tương đối nhanh. Nếu sử dụng hợp lý, khoa học các gia đình có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu chỉ trong vòng 5 năm bằng việc linh hoạt trong việc bán lại lượng điện dư thừa cho các công ty cung cấp điện.

    Các hệ thống năng lượng mặt trời độc lập thường sẽ có chi phí cao hơn nhưng lại giúp bạn chủ đổng hơn trong việc sử dụng điện. Ngoài ra, hệ thống này rất lý tưởng đối với những nơi vùng sâu vùng xa không thể kết nối với mạng điện quốc gia. Tuy nhiên, đối với hệ thống này bạn không thể bán lại lượng điện dư thừa cho các công ty điện lực.

    Quý khách quan tâm đến các sản phẩm đèn trụ cổng năng lượng mặt trời, đèn pha năng lượng mặt trời, đèn sân vườn năng lượng mặt trời, đèn đường năng lượng mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời, đèn đường led, đèn pha led, đèn led nhà xưởng, máng đèn led… Hãy đến với Ledsaigon nơi bán những sản phẩm đèn chất lượng vượt trội, chính hãng, đã được thông qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

    Ledsaigon luôn tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn lắp đặt và phục vụ chu đáo tốt nhất cho quý khách.

    Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Điện Sài Gòn

    Địa chỉ: 39 Gò Cấm Đệm, P 10, Q. Tân Bình, TPHCM

    Hotline: (028)667.53111 - (028)224.71717

    Website: www.ledsaigon.vn

    Website: denlednangluongmattroi.com.vn



    Bài viết khác
    CÁC TẤM PIN MẶT TRỜI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    By Admin 12/11/2015

    CÁC TẤM PIN MẶT TRỜI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Để tạo ra pin mặt trời người ta phải phá thêm vào đó một số các phân tử loại khác gọi là pha tạp. Cấu trúc nguyên tử Si giống như của kim cương: gôm 4 electron ở vành ngoài liên kết với 4 nguyên tử Si gần đó Xem thêm
    NHIỆT ĐỘ MÀU (KELVIN) LÀ GÌ? BẢNG NHIỆT ĐỘ MÀU ÁNH SÁNG CỦA ĐÈN LED

    By Admin 12/11/2015

    NHIỆT ĐỘ MÀU (KELVIN) LÀ GÌ? BẢNG NHIỆT ĐỘ MÀU ÁNH SÁNG CỦA ĐÈN LED

    Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature (CCT) là một đại lượng đặc trưng của ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh. Xem thêm
    DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI LỚN NHẤT THẾ GIỚI CỦA UAE CHÍNH THỨC ĐƯỢC VẬN HÀNH

    By Admin 12/02/2020

    DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI LỚN NHẤT THẾ GIỚI CỦA UAE CHÍNH THỨC ĐƯỢC VẬN HÀNH

    Với công suất 1.117 MW và kinh phí xây dựng khoảng 860 triệu USD, dự án điện Mặt Trời Noor Abu Dhabi sẽ cho phép Abu Dhabi tăng sản lượng năng lượng tái tạo và giảm phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên. Xem thêm
    PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LÀ GÌ?

    By Admin 14/02/2020

    PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LÀ GÌ?

    Pin năng lượng mặt trời còn gọi là pin mặt trời hay pin quang điện, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đây là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Xem thêm
    LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN MÁI NHÀ HAY Ở MẶT ĐẤT?

    By Admin 15/02/2020

    LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN MÁI NHÀ HAY Ở MẶT ĐẤT?

    Có 2 lựa chọn về kiểu lắp đặt hệ thống mặt trời là: lắp đặt trên mái nhà và lắp đặt dưới mặt đất. Hệ thống trên mái gắn liền với giá đỡ trên mái nhà của bạn, trong khi hệ thống mặt đất thì được xây dựng ở khu vực đất trống. Bạn có thể phần biệt 2 loại qua hình ảnh dưới đây: Xem thêm
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PIN MẶT TRỜI MONO VÀ POLY

    By Admin 16/02/2020

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PIN MẶT TRỜI MONO VÀ POLY

    Pin mặt trời có 2 loại phổ biến là pin mono và pin poly. Pin mono có màu đèn sẫm còn pin poly có màu xanh. Tuy nhiên pin Mono lại tốt hơn pin poly do có hiệu suất hoạt động tốt hơn. Pin mono có những khoảng trống giữa các cell, còn poly thì như một khối liền nhau. Xem thêm
    PHÁT MINH RA PIN MẶT TRỜI HOẠT ĐỘNG CẢ KHI TRỜI MƯA VÀ KHÔNG CÓ NẮNG

    By Admin 17/02/2020

    PHÁT MINH RA PIN MẶT TRỜI HOẠT ĐỘNG CẢ KHI TRỜI MƯA VÀ KHÔNG CÓ NẮNG

    Phát minh ra pin mặt trời hoạt động cả khi trời mưa và không có nắng. Các tấm năng pin Mặt trời có thể nói là một trong các phát minh rất tuyệt vời của con người thời hiện đại. Nó giúp chúng khai thác năng lượng từ một nguồn không có giới hạn, và đặc biệt là sạch, không gây hại cho môi trường. Xem thêm
    PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ HOẠT ĐỘNG VÀO MÙA ĐÔNG KHÔNG?

    By Admin 17/02/2020

    PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ HOẠT ĐỘNG VÀO MÙA ĐÔNG KHÔNG?

    Khi bạn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở những nơi có khí hậu lạnh và thường tự hỏi là “Mùa đông lạnh, mưa nhiều liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất điện không?” – Câu trả lời là “Có ảnh hưởng! Nhưng ít hay nhiều thì còn tuỳ thuộc vào việc bạn có biết cách chăm sóc hệ thống tấm pin cũng như dọn dẹp vệ sinh Xem thêm
    CÁCH LÀM SẠCH PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

    By Admin 18/02/2020

    CÁCH LÀM SẠCH PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

    Để tránh nhiều tình trạng bụi bẩn do cát bụi ảnh hưởng đến hệ thống nhà bạn khi chúng bị bẩn, hãy tham khảo cách làm sạch pin năng lượng mặt trời sau đây để có thể tự chăm sóc cho hệ thống nhà bạn. Xem thêm
    PHÂN LOẠI BIẾN TẦN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (SOLAR INVERTER)

    By Admin 18/02/2020

    PHÂN LOẠI BIẾN TẦN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (SOLAR INVERTER)

    Inverter của hệ thống năng lượng mặt trời là thiết bị điện tử chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Hầu hết các thiết bị gia dụng lại hoạt động bằng dòng điện xoay chiều. Chính vì vậy, vai trò của Solar Inverter trong hệ thống năng lượng mặt trời là cực kỳ quan trọng Xem thêm
    PIN LITHIUM ION 32650 4000MAH 3.2V SẮT PHOSPHATE 32650

    By Admin 18/02/2020

    PIN LITHIUM ION 32650 4000MAH 3.2V SẮT PHOSPHATE 32650

    Pin Lithium PIN LITHIUM ION 32650 4000MAH 3.2V SẮT PHOSPHATE, hay còn gọi là pin Li-on, hoặc pin Lithi-on, viết tắt là LIB, thuộc loại pin sạc. Pin Lithium thường được dùng cho các thiết bị điện di động như điện thoại, máy chụp hình, máy chơi game, máy tính,… Xem thêm
    PIN AXIT CHÌ HAY LITHIUM, CÁI NÀO TỐT HƠN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI?

    By Admin 26/02/2020

    PIN AXIT CHÌ HAY LITHIUM, CÁI NÀO TỐT HƠN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI?

    Pin axit chì là một công nghệ đã được xác nhận là loại có chi phí thấp hơn, nhưng loại này đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên và có tuổi thọ ngắn hơn. Pin lithium là một công nghệ pin cao cấp hơn với tuổi thọ dài hơn và hiệu quả cao hơn, nhưng bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư ban đầu hơn. Xem thêm