SỰ THAY ĐỔI CỦA ÁNH SÁNG XUNG QUANH CHÚNG TA
Ngày đăng: 01/12/2023 02:39 PM

    Ánh sáng đèn là một phát minh vĩ đại, lần đầu tiên nhân loại phát minh ra ánh sáng đèn là vào năm 1800. Bắt đầu từ đèn sợi đốt, sau đó phát triển thêm đèn Huỳnh Quang vào năm 1937, và lần đầu tiên đèn LED được phát minh vào năm 1907. Thật kỳ diệu vì đây là những phát minh mang tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội loài người và là những cú hích tích cực đối với nền công nghiệp, sản xuất toàn thế giới.

    Vậy ánh sáng các loại đèn được tạo ra như thế nào? Thật đáng để tìm hiểu phải không nào? Chúng ta cùng đọc tiếp bài viết để hiểu rõ hơn sự tạo thành của ánh sáng của các loại đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn LED nhé!

     

    Loại bóng đèn nào tiết kiệm điện nhất hiện nay?

     

     

    Đèn Sợi Đốt

    Sơ lược lịch sự hình thành đèn sợi đốt

    Đèn điện lần đầu tiên được phát minh ra năm 1880, trong quá trình nghiên cứu cho đến năm 1879 thì bằng phát minh đèn sợi đốt được trao chính thức cho nhà khoa học Edison.

    Đèn sợi đốt có cấu tạo khá đơn giản gồm: Sợi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn.

     - Sợi đốt làm bằng Vonfram, chịu được nhiệt độ cao, có chức năng biến nhiệt năng thành quang năng.

     - Đèn được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, chịu được nhiệt độ cao và bảo vệ sợi đốt.

     - Đuôi đèn (đuôi xoáy E27 hoặc E14 và đuôi ngạnh B22) được làm bằng nhôm hoặc sắt tráng kẽm gắn chặt với bóng thủy tinh, có chức năng nối với mạch cung cấp điện cho đèn hoạt động.

    Đặc điểm của đèn sợi đốt: phát ra ánh sáng liên tục nên không gây mỏi mắt, hiệu suất phát quang thấp do đó không tiết kiệm điện năng, tuổi thọ thấp.

    Hiện nay đèn sợi đốt có hai loại: loại chứa khí trơ và loại chứa khí Halogen. Bóng đèn chứa khí trơ là loại đèn sợi đốt thông thường. Dòng sợi đốt khí trơ có đặc điểm là bầu đèn lớn, vỏ thủy tinh rất nhanh bị đen trong quá trình sử dụng, công suất và tuổi thọ đều thấp (tầm 1000 giờ).

     

    Bí ẩn bóng đèn sợi đốt lâu nhất thế giới, dùng từ năm 1901 đến giờ chưa hỏng

     

     

    Bóng đèn khí halogen cũng là một loại đèn sợi đốt nhưng trong bóng, ngoài khí trơ còn có thêm khí thuộc nhóm halogen (iốt, brôm), khắc phục được tình trạng bóng đèn bị đen do kim loại Vonfram bốc hơi ở nhiệt độ cao tích tụ dần trên thành bóng. So với đèn sợi đốt thông thường, với cùng công suất và tuổi thọ, đèn halogen có kích thước bé hơn, hiệu suất phát sáng cao hơn và độ ổn định quang thông tốt hơn, được chế tạo với công suất từ vài W đến vài chục KW, dùng để chiếu sáng ngoài trời, trường quay, trong máy sao chụp và máy chiếu. Tuổi thọ của đèn Halogen tầm 2000 giờ đến 3000 giờ.

     

     

    Vài nét về bóng đèn Halogen | =PHÂN PHỐI THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG=

     

     

    Ánh sáng đèn sợi đốt được tạo ra như thế nào?

    Khi có dòng điện đi qua, dây tóc Vonfram của bóng đèn sẽ nóng đỏ lên và phát ra ánh sáng. Tuy nhiên, phần lớn điện năng đi qua bóng đèn chuyển thành nhiệt năng, chỉ 5% chuyển hóa thành quang năng. Do đó, đèn sợi đốt gặp một vấn đề rất nghiêm trọng – tốn điện. Đây chính là bất lợi của đèn sợi đốt, từ đó tạo cú hích cho sự phát minh ra các dòng đèn khác tiên tiến hơn.

     

    Đèn Huỳnh Quang

    Sơ lược lịch sự hình thành đèn huỳnh quang

    Đèn huỳnh quang được công bố năm 1937 tại New York và được thương mại hóa năm 1938. Đèn huỳnh quang thuộc loại nguồn sáng phóng điện áp suất thấp, ánh sáng được phát ra bởi bột huỳnh quang sau khi chúng được kích thích bằng các tia cực tím phát ra bởi sự phóng điện của hơi thủy ngân.

     

     

     

    Cấu tạo của đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang gồm điện cực Vofram có dạng lò xo xoắn, nối ra ngoài qua chân đèn và bên trong vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là photpho). Nhà sản xuất sẽ bơm vào bên trong đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon…) để tăng độ bền của điện cực và tạo màu cho ánh sáng.

    Đặc điểm đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang khi phát sáng có hiện tượng nhấp nháy khi tần số dưới 50Hz, cần mồi phóng điện là chấn lưu (tắc te), tuổi thọ cao khoảng 8000 giờ, hiệu suất phát quang cao từ 20-25%. Tiết kiệm điện hơn 4 lần so với đèn sợi đốt.

    Ngoài ra, đèn huỳnh quang có độ trễ ngắn khi bật, sự chậm trễ này thường do lỗi của máy biến áp hoặc chấn lưu. Việc bật tắt đèn làm giảm tuổi thọ đèn nhanh chóng. Đèn thường bị đen đầu khi sử dụng một thời gian.

     

    Ánh sáng đèn huỳnh quang được tạo ra như thế nào?

    Khi đóng công tắc, toàn bộ điện áp đặt vào tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong chấn lưu. Thanh lưỡng kim của tắc te sẽ biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến mở mạch, từ đó tạo nên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí bên trong đèn.

    Hiện tượng phóng xạ điện phát ra nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Thủy ngân bốc hơi, hơi thủy ngân duy trì hiện tượng phóng điện tạo sự va chạm của các electron và khí trơ bên trong đèn, từ đó tạo ra ánh sáng.

     

    Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của bóng đèn huỳnh quang

     

     

    Khoảng 15% lượng khí thải bị mất do sự tiêu hao năng lượng và nhiệt. Mặc dù hầu hết bức xạ tia cực tím nằm trong bóng đèn, nhưng một số khác lại thoát ra ngoài môi trường có khả năng gây nguy hiểm.

    Đèn LED

    Sơ lược lịch sử hình thành đèn LED

    Đèn LED trong có vẻ như là một công nghệ mới, nhưng chúng được phát hiện và nghiên cứu phát triển hơn trăm năm qua, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ LED như này nay. Bạn có biết đèn LED lần đầu tiên được phát hiện và nhắc đến năm 1907 bởi kỹ sư người Anh Captain Henry Joseph Round và sau đó được thương mại hóa qua nhiều cột mốc lịch sử cho đến hôm nay – thời kỳ đỉnh cao của LED.

     

    Cấu tạo của đèn LED

    Nhìn chung, đèn LED có nhiều ứng dụng chiếu sáng trong các khu vực khác nhau. Do đó cấu tạo của mỗi mẫu đèn sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, trong một bộ đèn LED phải có clip LED, mạch in, Driver và vỏ đèn để tản nhiệt và bảo vệ các bộ phận nhỏ bên trong.

     

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn LED

     

     

    Đặc điểm của đèn LED

     - Ánh sáng đèn LED phát ra liên tục và không bị nhấp nháy như đèn huỳnh quang. LED hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn, không nhạy cảm với nhiệt độ thấp và không bị ảnh hưởng khi bị bắt tắt thường xuyên. Điều này làm cho chúng an toàn hơn, hiệu quả hơn trong môi trường lạnh (đèn ngoài trời, đèn tủ lạnh và đèn kho lạnh) và tốt hơn cho các ứng dụng đòi hỏi phải thường xuyên chuyển mạch và tắt đèn.

     - Đèn LED tiết kiệm điện hơn đèn sợi đốt 20 lần. Độ bền cao và ánh sáng phát ra mạnh hơn so với các loại đèn sợi đốt và huỳnh quang nhiều lần. Tuổi thọ đèn LED thường từ 25000 giờ đến 100000 giờ, nhưng nếu nhiệt độ cao và dòng tiêu thụ cao thì tuổi thọ sẽ bị giảm.

     - Hơn nữa, đèn LED có hiệu suất chuyển đổi điện năng thành quang năng cao hơn so với các đèn khác tới 80%, do đó ánh sáng phát ra mạnh mẽ, hiệu quả và rất tiết kiệm điện.

     - Chỉ số hoàn màu của đèn LED rất cao, do đó ánh sáng sẽ mang lại sự trung thực trong hình ảnh và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

     

    Khái niệm hiệu suất sáng

     

    Ánh sáng đèn LED được tạo ra như thế nào?

    Đèn LED có cấu tạo bao gồm một cực âm và một cực dương được tách ra bởi một khối bán dẫn tại trung tâm. Khối bán dẫn này được ghép bởi 2 loại P và N. Toàn bộ được đặt trong một vỏ nhựa, có tác dụng như một lăng kính để định hướng ánh sáng phát ra ngoài.

     

    Cụ thể nguyên lý phát sáng của đèn LED như sau:

    Khối bán dẫn p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n ( chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang khối N

    Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử ( điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm ( thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương ( thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống) ở biên giới 2 bên mặt tiếp giáp, một số diện tử bị lổ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa.

    Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng ( hay bức xạ điện từ có bước sóng gần đó)

    Từ đó đèn led sẽ sáng và trình tự đó lặp đi lặp lại liên tục.

     



    Bài viết khác
    GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÃNG SẢN XUẤT CHIP LED

    By Admin 13/05/2017

    GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÃNG SẢN XUẤT CHIP LED

    1. CHIP LED: 
    - Là nguồn phát sáng của bóng đèn LED, là thành phần quyết định chất lượng nguồn sáng và tuổi thọ của bóng đèn, chiếm tới hơn 60% giá thành của cả bộ đèn.

    Xem thêm
    [Khái niệm sản xuất] Bạn hiểu OEM và ODM là gì ?

    By Admin 12/08/2015

    [Khái niệm sản xuất] Bạn hiểu OEM và ODM là gì ?

    Cả hai cụm từ OEM và ODM đều rất quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp. OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc), còn ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing

    Xem thêm
    NHẬN GIA CÔNG OEM THƯƠNG HIỆU ĐÈN LED

    By Admin 14/05/2017

    NHẬN GIA CÔNG OEM THƯƠNG HIỆU ĐÈN LED

    Kính chào quý khách hàng!  Công ty Cổ Phần Công Nghệ Điện Sài Gòn , chúng tôi chuyên sản xuất và gia công các loại đèn led búp trụ kín nước, Đèn âm trần siêu mỏng, đèn led bán nguyệt, đèn pha led...
     

    Xem thêm
    THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

    By Admin 03/06/2018

    THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

    Thương hiệu là gì? Brand, một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh...

    Xem thêm
    Kiến thức cơ bản về led chiếu sáng

    By Admin 12/08/2015

    Kiến thức cơ bản về led chiếu sáng

    LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N.

     

    Xem thêm
    Những hiểu biết cơ bản về IC

    By Admin 12/08/2015

    Những hiểu biết cơ bản về IC

     IC (Intergated-Circuit) là một mạch điện tử mà các thành phần tác động và thụ động đều được chế tạo kết tụ trong hoặc trên một đế (subtrate) hay thân hoặc không thể tách rời nhau được. Đế này, có thể là một phiến bán dẫn (hầu hết là Si) hoặc một phiến cách điện.

    Xem thêm
    CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG BÓNG TUÝT LED T8 THỦY TINH 20W

    By Admin 05/07/2016

    CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG BÓNG TUÝT LED T8 THỦY TINH 20W

    Ngày nay, sự phát triển của đèn LED chiếu sáng đã dần tới đỉnh cao, hiệu suất phát quang và tuổi thọ của đèn LED ngày càng được nâng lên.

    Xem thêm
    Giới thiệu về dòng chíp Led: Cree, Luxeon, Bridgelux và Epistar

    By Admin 13/09/2016

    Giới thiệu về dòng chíp Led: Cree, Luxeon, Bridgelux và Epistar

    Giới thiệu về dòng chíp Led: Cree, Luxeon, Bridgelux và EpistarCRI là viết tắt của Colour Index Rendering, và là một thước đo chất lượng của ánh sáng. CRI của một ngọn đèn được tính trên thang điểm từ 0 đến 100, với 100 là chất lượng tốt nhất

    Xem thêm
    Giới thiệu về bộ Driver trong đèn LED dân dụng

    By Admin 30/06/2016

    Giới thiệu về bộ Driver trong đèn LED dân dụng

    Qua bài “Giới thiệu về Chip LED trong đèn LED dân dụng”, chúng tôi đã cho các bạn thấy tuổi thọ của đèn LED phụ thuộc vào Chip LED như thế nào. Nhưng một bộ phận quyết định rất quan trọng đến tuổi thọ của đèn LED nữa, đó là bộ Driver. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ Driver.

    Xem thêm
    Công nghệ chiếu sáng LED

    By Admin 01/10/2016

    Công nghệ chiếu sáng LED

    Đèn led với công nghệ chiếu sáng an toàn nhất hiện nay, tìm hiểu công nghệ chiếu sáng led để hiểu rõ độ tiết kiệm điện năng và mức độ phát sáng cho mỗi gia đình

    Xem thêm